Kiểu cắt hình vuông sắc bốn cạnh (Princess)

Top 12 kiểu cắt kim cương phổ biến nhất mà bạn nên biết

|

Ngày nay, giác cắt là một trong 4 tiêu chí quan trọng bậc nhất để làm nên giá trị của một viên kim cương đắt đỏ. Dưới sự sáng tạo của những người thợ kim khí tài hoa thì có rất nhiều những loại giác cắt ý nghĩa và tinh tế được hình thành. Hãy cùng Tintrangsuc tìm hiểu top 12 kiểu cắt kim cương phổ biến nhất ngay trong bài viết nhé!

Khái Quát Kiểu Cắt Kim Cương?
Khái Quát Kiểu Cắt Kim Cương?

Kiểu cắt kim cương là gì?

Kiểu Cắt Kim Cương Là Gì?
Kiểu Cắt Kim Cương Là Gì?

Kiểu cắt kim cương (hình dạng kim cương) là các cách cắt viên kim cương rời theo các hình dạng khác nhau. Với mục đích để tạo ra độ đều, đẹp và phát sáng đa dạng.

Ngoài ra, mỗi cấp độ sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau như độ dày, bền, đánh bóng, tính đối xứng của các mặt. Không chỉ thể, còn có chất lượng gia công, khối lượng, tỉ lệ các mặt cắt và kích thước.

Hầu như, để tìm thấy giải đáp cho câu hỏi kim cương có bao nhiêu giác cắt thì chúng ta cần hiểu được thang đo tiêu chuẩn về giác cắt. Sau đây, dựa vào thang đo GIA với 5 tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của kim cương.

  • Excellent (xuất sắc): Ở cấp độ này, viên kim cương sẽ có các vùng sáng và tối được phân bố đồng đều với nhau. Nhằm đáp ứng đầy đủ các yếu tố quyết định trong phân loại cắt mài.
  • Very Good (rất tốt): Để đạt được cấp độ này thì được xác định dựa trên yếu tố độ sáng, độ lấp lánh và độ đánh bóng. Dù tất cả các phần riêng lẻ đều đạt yêu cầu về độ sáng nhưng sự kết hợp của chúng theo tỉ lệ lại làm độ tối của phần giác cắt đáy gia tăng lên.
  • Good (tốt): Để xác định một viên kim cương tốt, chúng ta phải đánh giá qua độ rực lửa cũng như độ lấp lánh và tỉ lệ kích thước. Viên kim cương tốt sẽ có hình ảnh vô cùng bắt mắt do phần trên có chiều cao hơn, góc phần trên hơi dốc và sự kết hợp các giác gờ dưới khá dài.
  • Fair (trung bình): Với những viên kim cương được xác định ở cấp độ này thì thường bị hạn chế bởi sự lấp lánh. Sở dĩ như vậy, là do các giác cắt làm cho góc phần đáy hơi nông nên dẫn đến các giác đáy chính bị giảm độ sáng.
  • Poor (kém): Nhìn tổng quan, người ta không quan trọng kim cương có bao nhiêu giác cắt. Nhưng nếu chất lượng tiêu chuẩn của nó bị xếp vào độ kém thì giá trị không cao. Vì chúng được đánh giá có tỷ lệ quá nông hoặc sâu nên không gây ấn tượng và độ lấp lánh cao.

Bạn có biết rằng, tất cả hình dạng kim cương cùng với các đặc điểm riêng sẽ quyết định giá trị của nó. Nó bao gồm các giác cắt, kích thước và giá cả của viên kim cương. Vì thế, hãy lựa chọn kỹ lưỡng, tiết kiệm mà vẫn có được viên kim cương chất lượng hàng đầu nhé!

Tổng hợp các kiểu cắt đá quý phổ biến hiện nay?

Kiểu cắt hình tròn (Round)

Kiểu Cắt Round
Kiểu Cắt Round

Ưu điểm: Kim cương cắt dạng tròn có kiểu dáng và độ bền thách thức thời gian. Là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều loại thiết kế nữ trang phá cách. Với đường cắt tròn là kiểu cắt truyền thống, khiến viên kim cương mang một nét đẹp cổ điển nhưng vô cùng sang trọng.

Nhược điểm: Kiểu cắt hình tròn là kiểu cắt thông dụng hiện nay. Chính vì thế, kiểu cắt kim cương này được xếp vào loại đắt nhất. Với giá thành của kim cương tròn đặc biệt đáng chú ý từ mốc cơ bản là 1.0ct.

Ngoài ra, nếu một viên kim cương tròn được chế tác tốt thì sẽ giúp viên đá có độ phát sáng và độ tán sắc tuyệt vời. Đặc biệt, kim cương với vẻ ngoài lấp lánh nổi bật ấy sẽ được phóng đại kích thước và làm cho viên đá trông to hơn kích thước ban đầu của chúng.

Kiểu cắt hình vuông sắc bốn cạnh (Princess)

Điểm đặc biệt của Kiểu cắt hình vuông sắc bốn cạnh là có hình dạng hình vuông bốn sắc cạnh sẽ khiến mặt trên viên đá có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng quan ta sẽ thấy đường chéo của chúng dài nên nhìn có vẻ lớn hơn.

Kiểu Cắt Princess
Kiểu Cắt Princess

Ưu điểm: Với kiểu cắt hình vuông sắc bốn cạnh là một trong những hình dạng giúp viên kim cương trở nên sáng giá và rực rỡ nhất. Tuy nhiên, về mặc giá cả nếu ta so với hình tròn thì viên kim cương cắt kiểu này có giá thấp hơn, dao động khoảng từ 25% đến 35%.

Nhược điểm: Hầu như các góc sắc nhọn của đường cắt này dễ bị gãy và nứt. Vì thế, kiểu cắt kim cương Princess thường được bảo vệ bằng các góc ngạnh ôm quanh của trang sức. Chú ý khi mua các viên đá không chứa tạp chất gần các cạnh nhé.

Kiểu cắt hình bầu dục (Oval)

Kiểu Cắt Oval
Kiểu Cắt Oval

Ưu điểm: Với kiểu cắt kim cương theo dạng bầu dục có độ phát sáng gần như sánh ngang với hình tròn, giúp bàn tay trông thon dài hơn. Đặc biệt, những viên kim cương này thường rẻ hơn từ 10% đến 30% so với kiểu cắt tròn mà lại có diện tích mặt lớn hơn khoảng 8%.

Nhược điểm: Hầu như, bất kỳ viên đá quý nào được cắt theo kiểu này sẽ xuất hiện họa tiết hình chiếc nơ ở chính giữa. Vì thế, nếu không thích hoạ tiết này thì bạn sẽ khá tốn công sức để tìm ra một viên kim cương cắt hình bầu dục mà không có hình nơ ở tâm của viên đá.

Kiểu cắt hình vuông hoặc chữ nhật tròn bốn cạnh (Cushion)

Kiểu cắt Fushion
Kiểu cắt Fushion

Ưu điểm: Kim cương cắt theo kiểu Cushion sẽ cho viên kim cương có độ rực lửa tuyệt vời. Các góc trong hình cắt được tạo ra để phản chiếu những tia sáng màu. Kiểu cắt Cushion thường rẻ hơn 25% đến 42% so với những viên kim cương tròn tương đương.

Nhược điểm: Chính vì cắt theo kiểu hình vuông hay chữ nhật tròn bốn góc, nên hình dạng kim cương khi lên mặt sẽ nhỏ hơn khoảng 8% so với những viên kim cương tương đương.

Kiểu cắt hình chữ nhật mài phẳng bốn cạnh (Emerald)

Đây là một trong những hình dạng kim cương hiếm có. Tuy nhiên, nó lại có thể rẻ hơn khoảng 12% đến 42% so với những viên kim cương tròn có cùng trọng lượng carat. Với hình dáng thon dài, viên kim cương Emerald sẽ làm ngón tay của bạn trông thon gọn hơn.

Kieu Cat Emerald
Kieu Cat Emerald

Ưu điểm: Nhìn kĩ, ta sẽ thấy kim cương cắt theo cấu trúc xếp tầng. Với kiểu này sẽ cho thấy độ lấp lánh đặc biệt khác lạ. Vì thế, những viên kim cương này phản chiếu ánh sáng theo hiệu ứng gương cho một vẻ ngoài đẹp và tinh tế.

Nhược điểm: Vì kiểu cắt này không phải là kiểu cắt hỗ trợ độ phát sáng. Nên có thể dễ dàng nhìn thấy tạp chất trong những viên kim cương. Hơn nữa, chúng có kích thước mặt ngửa nhỏ hơn dạng tròn khoảng 5%.Thậm chí còn nhỏ hơn vì độ phát sáng khá thấp.

Kiểu cắt hình quả lê (Pear)

Kiểu Cắt Pear
Kiểu Cắt Pear

Ưu điểm: Những viên kim cương hình quả lê không chỉ là loại trang sức với hình dáng đẹp mắt, độc đáo mà giá cả của chúng cũng vô cùng hấp dẫn. Hầu như, chúng có mặt trên lớn hơn khoảng 8% so với hình tròn và giá thành thì thấp hơn từ 10% đến 30%.

Nhược điểm: Đầu nhọn của kiểu cắt kim cương này rất dễ bị gãy và vỡ vụn. Chính vì thế, nó phải được bảo vệ cẩn thận bằng các ngạnh hoặc thiết kế bao viền để tránh trường hợp dễ vỡ.

Do đó, bạn nên kiểm tra các giấy chứng nhận kim cương đầy đủ nhằm để đảm bảo rằng đầu nhọn của chúng không có pha loãng bởi các tạp chất khác nhau. Nếu không thì viên đá của bạn sẽ cực kỳ dễ vỡ ở góc nhọn này.

Không chỉ thế, những viên kim cương cắt kiểu Pear cũng có các họa tiết hình nơ ở giữa viên đá. Sẽ vô cùng mất công sức nếu bạn muốn tìm kiếm một viên kim cương cắt hình quả lê, có hình nơ nhỏ.

Kiểu cắt hình bầu dục nhọn 2 đầu (Marquise)

Kieu Cat Marquise
Kieu Cat Marquise

Ưu điểm: Với hình dạng kéo dài của giác cắt này sẽ làm cho viên kim cương trông rất lớn, các ngón tay trông cũng thon hơn. Đây là kiểu cắt có diện tích mặt lớn nhất, lớn hơn khoảng 15%. Nó có giá thấp hơn 10% đến 25% so với những viên kim cương tròn có cùng carat.

Nhược điểm: Hầu như, các điểm thuôn nhọn của viên kim cương kiểu này cần được bảo vệ bằng các ngạnh. Với mục đích để viên đá không dễ bị sứt mẻ thì bạn cần đảm bảo rằng các đầu nhọn dễ bị tổn thương này không chứa các tạp chất khác nhau.

Đặc biệt, những viên kim cương được cắt kiểu này sẽ có hình nơ ngay tâm viên đá. Tính đối xứng cũng vô cùng quan trọng ở kiểu cắt kim cương này. Chính vì thế nó rất khó để đánh giá bằng mắt thường.

Kiểu cắt hình vuông mài phẳng bốn cạnh (Asscher)

Kiểu Cắt Asscher
Kiểu Cắt Asscher

Ưu điểm: Đây là mô hình cối xay gió đầy ấn tượng được cắt theo kiểu asscher. Là một lựa chọn tuyệt vời cho các thiết kế theo phong cách cổ điển.Tuy nhiên, những viên kim cương này cũng có giá thấp hơn khoảng 19% đến 43% so với kim cương hình tròn tương đương.

Nhược điểm: Cùng với diện tích bề mặt ít hơn 13% so với hình tròn. Kiểu cắt Asscher cho một viên đá có diện tích bề mặt nhỏ nhất trong số các đường cắt độc đáo.

Với kiểu cắt này, hình kim cương vuông mài phẳng bốn cạnh không có khả năng ẩn giấu tạp chất giống như các giác cắt kim cương thông thường khác.

Kiểu cắt hình trái tim (Heart)

Kiểu Cắt Heart
Kiểu Cắt Heart

Ưu điểm: Đây là một kiểu cắt biểu tượng cho tình yêu lãng mạn, bền chặt, viên mãn và tràn đầy hạnh phúc. Là sự lựa chọn vô cùng phù hợp cho những cặp đôi đang yêu nhau. Đặc biệt, chúng cũng có giá thành thấp hơn kiểu hình tròn khoảng 13% đến 26% tương đương.

Nhược điểm: Bên cạnh những điểm nổi bật, kiểu cắt hình trái tim cũng có các nhược điểm đáng chú ý. Nổi bật là những viên kim cương hình trái tim này có diện tích bề mặt nhỏ hơn hình tròn khoảng 7%.

Hơn nữa, phần chóp nhọn của hình dạng này dễ bị gãy và vỡ vụn nên cần được bảo vệ bằng các ngạnh. Ngoài ra, đánh giá hình dáng của những viên kim cương cắt hình trái tim có kích thước nhỏ là rất khó. Nên tốt nhất bạn nên chọn những viên đá từ 1ct trở lên nhé.

Lưu ý: Khi mua một viên kim cương hình trái tim thì thang điểm tinh khiết SI1 và SI2 cùng với thang màu H phù hợp với một viên kim cương hình trái tim chất lượng tốt, mà chi phí lại vừa vặn với túi tiền của bạn.

Kiểu cắt hình chữ nhật hoặc vuông 45 độ bốn cạnh (Radiant)

Kiểu Cắt Radiant
Kiểu Cắt Radiant

Ưu điểm: Với kiểu cắt này khiến viên đá được bao bọc trong ánh sáng lấp lánh và các góc được mài, giúp chúng trở nên bền hơn so với giác cắt kim cương Princess. Chúng có thể có giá thấp hơn khoảng 20% đến 39% so với kim cương tròn.

Nhược điểm: Đây là kiểu cắt kim cương với những viên kim cương dạng Radiant có kích thước bề mặt ngửa tương đối nhỏ so với các loại khác. Thường thì nó sẽ có dạng bé hơn hình tròn khoảng 4%.

Kiểu cắt tam giác mài các góc (Trillion)

Kiểu Cắt Trillion
Kiểu Cắt Trillion

Ưu điểm: Với hình dạng độc đáo, độ lấp lánh tuyệt vời giúp những viên kim cương này trở nên vô cùng nổi bật. Ngoài ra, viên kim cương nhỏ hơn bao xung quanh các cạnh và viên kim cương trung tâm được cắt theo hình trillion cho thấy một nét đẹp phá cách, táo bạo.

Điểm nhấn đặc biệt của kiểu tam giác mài các góc có độ sâu vừa phải là tạo ra cảm giác rằng bề mặt viên đá lớn hơn khoảng 12% so với hình tròn.

Nhược điểm: Nhược điểm nổi bật của kiểu cắt này là trọng lượng và kích thước lớn rất khó tìm còn chất lượng cắt của chúng lại rất khó đánh giá. Đặc biệt, các góc của những viên đá này rất dễ bị sứt mẻ. Hầu như, ô nhẫn đều được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các góc.

Kiểu cắt hình chữ nhật thon dài (Baguette)

Kiểu cắt Baguette
Kiểu cắt Baguette

Ưu điểm: Hiện nay, đa số các kiểu cắt hình chữ nhật thon dài được dùng trong việc làm nhẫn cưới. Kiểu nhẫn này được lựa chọn vì ít bị vướng móc vào trang phục cưới như kiểu nhẫn đính hôn truyền thống trước kia.

Nhược điểm: Đá quý cắt kiểu hình chữ nhật thon dài, mỏng và hầu như trong suốt. Vì kiểu cắt kim cương này khá ít mặt cắt nên chúng ta hãy chú ý đến tạp chất bên trong của viên đá.

Một số câu hỏi xoay quanh kiểu cắt kim cương?

Kiểu cắt nào tốt nhất?

Kim cương tròn thường có độ phát sáng và lấp lánh tốt nhất, đi cùng với đó là giá thành cao hơn so với các loại khác. Mặc dù vậy, các viên kim cương được cắt theo những hình dạng khác sẽ không đạt được độ sáng và lấp lánh như kim cương hình tròn.

Kiểu Cắt Kim Cương Nào Tốt Nhất
Kiểu Cắt Kim Cương Nào Tốt Nhất

Ngày nay, việc tìm kiếm một viên kim cương chất lượng cắt tốt cùng hình dạng lạ mắt có thể rất khó khăn. Việc này phụ thuộc vào người thợ cắt phải có kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện quy trình cắt, mục đích là để đạt được hiệu quả cao nhất về mặt giá trị cho viên kim cương.

Ngoài ra, viên kim cương được cắt mài đều và tinh xảo sẽ làm tăng giá trị lên rất nhiều. Vì sẽ giúp che dấu bớt khuyết điểm và thể hiện độ phản sáng ở mức cao nhất. Bên cạnh giác cắt thì còn rất nhiều các yếu tố khác để đánh giá chất lượng viên kim cương.

Đặc biệt, trong đó tiêu biểu nhất là tiêu chuẩn 4C do viện kiểm định kim cương đá quý GIA thiết lập ra. Nó bao gồm màu sắc, độ tinh khiết và trọng lượng carat và giác cắt. Ngoài ra, các tiêu chuẩn khác đều được đánh giá trong giấy chứng nhận kim cương.

Lưu ý: Khi mua kim cương, chúng ta hãy chọn viên kim cương có giấy chứng nhận từ đơn vị uy tín sản xuất nhé. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn về chất lượng cũng như sẽ nhận được các chế độ bảo hành từ nơi sản xuất.

Kiểu cắt nào lấp lánh nhất?

Kiểu Cắt Nào Lấp Lánh Nhất?
Kiểu Cắt Nào Lấp Lánh Nhất?

Giác cắt hình vuông (Radiant) là một trong những đường cắt mang đến cho viên kim cương vẻ đẹp lấp lánh nhất có thể. Sở dĩ nó có kiểu cắt lấp lánh như vậy là vì chứa 70 mặt cắt độc đáo. Điều này giúp viên kim cương Radiant hấp dẫn mọi ánh nhìn của người tiêu dùng Việt.

Ngoài ra, các góc cạnh được mài sắc giúp chúng bền hơn so với kiểu cắt Princess. Điểm đặc biệt là kim cương này có giá thấp hơn khoảng 20% đến 39% so với kim cương sở hữu giác cắt Round nên khá được nhiều người lựa chọn và tin dùng.

Kiểu cắt nào đắt nhất?

Kiểu Cắt Kim Cương Nào đắt Nhất
Kiểu Cắt Kim Cương Nào đắt Nhất

Muốn biết kiểu cắt kim cương nào đắt nhất thì nó còn phụ thuộc vào nguyên liệu cũng như quy trình chế tác kim cương. Với mỗi loại kiểu cắt kim cương khác nhau thì nó có những giá cả khác nhau và sự chênh lệch mức giá hoàn toàn khác nhau.

Thông thường, kim cương cắt hình trái tim là kiểu đắt nhất do chi phí và chuyên môn cần thiết để chế tạo kim cương theo hình dạng này. Hầu như, quá trình cắt một viên kim cương thành trái tim rất khó và đòi hỏi người thợ có tay nghề cao.

Kiểu cắt nào giữ được giá trị tốt nhất?

Kiểu Cắt Nào Giữ được Giá Trị Tốt Nhất
Kiểu Cắt Nào Giữ được Giá Trị Tốt Nhất

Một viên kim cương với kiểu cắt tròn (Round-Brilliant) được cho là giữ giá trị tốt nhất. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu tiêu dùng và mua các trang sức có đính kèm viên kim cương hình tròn này.

Hiện nay, hơn hai phần ba sản lượng kim cương thương mại đều có kiểu dáng hình tròn. Nó không chỉ phổ biến vì vẻ ngoài mà trong ngành công nghiệp, kim cương hình tròn vô cùng dễ nạm ở nhiều loại trang sức khác nhau. Ví dụ như nhẫn, vòng đeo cổ hay bông tai,…

Trên đây là tất tần tật các thông tin về kiểu cắt kim cương phổ biến mà Tintrangsuc đã tổng hợp. Hãy bỏ túi cho mình những thông tin bổ ích này nhé! Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình tìm hiểu và lựa chọn kim cương của bạn. Chúc các bạn thành công!

icons8-exercise-96
chat-active-icon